Liên hệ với chúng tôi: 0862107931
Miễn phí giao hàng với hoá đơn từ 1.500.000đ
Miễn phí giao hàng với hoá đơn từ 1.500.000đ
03 Tháng 01/19

Nhân sâm tăng cường trí nhớ và trí tuệ

Nếu trí nhớ của bạn không tốt như trước, có dấu hiệu mất tập trung và trí tuệ không nhạy bén nữa, bạn có thể là nạn nhân tiếp theo của chứng bệnh suy giảm trí não phổ biến. Lạc quan mà nói thì bạn có thể chỉ bị tuột dốc sức khỏe tâm thần. Nhưng trường hợp xấu thì bạn có thể nằm trong số bốn triệu người đang mắc phải chứng suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Nó có thể gây ra suy giảm khả năng nhận thức và để lại nguy cơ tiềm ẩn là chứng bệnh Alzheimer trong tương lai khi bạn về già.


          


Tin vui là việc suy giảm trí nhớ không thể tránh khỏi do lão hóa. Và bạn có thể tăng cường trí nhớ và phục hồi trí tuệ nhạy bén trở lại ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nghiên cứu cho thấy, những người có học vấn tốt, dinh dưỡng tốt, và sống khỏe mạnh không có biểu hiện suy giảm khả năng trí nhớ khi tuổi tác thay đổi. Vậy nên, mặc dù tế bào não chết đi khi con người lão hóa, nhưng chúng ta có thể tái tạo lại tế bào não mới ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời. Làm cách nào để làm được điều này? Bằng cách nuôi dưỡng trí não với thực phẩm đúng và cách thức đúng.


TRÍ NHỚ CỦA CHÚNG TA VẬN HÀNH RA SAO?


Những gì chúng ta ghi nhớ không chỉ được cất giữ ở một nơi mà là trong nhiều tế bào não, được kết nối với nhau như một mạng lưới. Những kết nối này gồm những sợi nhánh thần kinh liên kết với nhau và được kích hoạt khi não bộ tiếp nhận thông tin mới. Trường hợp cơ thể bị stress sẽ có biểu hiện ngược lại. Hoocmon tạo ra do stress tăng cao là cortisol sẽ làm cho các sợi nhánh thần kinh teo lại. Tuy nhiên, điều may mắn là những sợi nhánh thần kinh này sẽ phát triển trở lại khi mức hoocmon cortisol giảm đi.


Bản thân trí nhớ được lưu trữ nhờ cách thay đổi cấu trúc của phân tử RNA trong tế bào não. Để một sự việc được ghi nhớ, thông tin đó phải vào não qua các giai đoạn bao gồm nhìn thấy, nghe thấy hoặc được trực tiếp thực hành, điều này giải thích cho khái niệm ba cách thức ghi nhớ gồm có qua hình ảnh, qua âm thanh và qua thực nghiệm. Nếu có cả ba hình thức này thì việc ghi nhớ sẽ tồn tại ở mức tối đa trên nhiều số lượng tế bào não. Đó là lý do tại sao khi bạn muốn ghi nhớ một số điện thoại, hãy đọc to con số này nhiều lần và bấm số này nhiều lần, bạn sẽ có thể nhớ chúng dễ dàng hơn. Phần não bộ ở phía trước là đồi hà mã có chức năng quyết định thông tin đó có đáng lưu giữ không. Ở người mắc bệnh Alzheimer, phần não trước này mất khả năng lưu trữ thông tin, dẫn đến não bộ không có khả năng lưu giữ thông tin mới.


Một câu hỏi gây tranh luận đặt ra là những thông tin ghi nhớ được lưu giữ, phục hồi và kết nối dữ liệu như thế nào. Nhân tố chính giúp cho việc ghi nhớ là nhờ vào chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, tập trung ở phần trước não. Ở những người mắc bệnh Alzheimer đều cho thấy có biểu hiện thiếu acetylcholine. Ngay cả khi chúng ta có trí nhớ bình thường nhưng thiếu acetylcholine, chúng ta cũng không thể kết nối phần trí nhớ này với trí nhớ khác. Chẳng hạn như bạn có thể nhớ gương mặt một người đã từng quen biết nhưng không thể nhớ tên người ấy.


Phần trước của não cụ thể là đồi hà mã rất mẫn cảm với homocysteine, một chất được tạo ra từ quá trình methyl hóa, được xem là có vai trò chính trong quá trình ghi nhớ. Hàm lượng homocysteine cao có thể phá hủy các tế bào não, là tác nhân gây ra bệnh Alzheimer, dẫn đến biểu hiện suy giảm trí nhớ. Đó là lý do tại sao giữ cho hàm lượng homocysteine thấp là điều căn bản để tăng cường tối đa khả năng ghi nhớ.


NHỮNG CHẤT TỰ NHIÊN GIÚP TĂNG CƯỜNG TRÍ NHỚ VÀ TRÍ TUỆ


Cách tốt nhất để tăng cường trí nhớ và trí tuệ cũng như tránh bị suy giảm trí nhớ là đảm bảo cơ thể không chỉ được cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất và chất béo cần thiết, mà các chất dinh dưỡng này còn tốt cho trí não. Dưới đây là một số chất quan trọng cần kể đến:


  • Vitamin B6, B9, B12 và betaine - là những chất bổ sung cho quá trình methyl hóa, đây là quá trình tác động đến khả năng hình thành và lưu trữ thông tin
  • Phosphotydyl choline - là chất tiền acetylcholine
  • Phosphotydyl và pyroglutamate - là những chất tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin ghi nhớ
  • Glutamate - là chất bổ sung năng lượng cho tế bào não
  • Bạch quả và hoạt chất vinpocetine - là những thảo dược có khả năng cải thiện tuần hoàn não
  • Nhân sâm - là chất bổ cho trí não
  • Nghệ - là gia vị tăng cường trí nhớ


Những chất này ngày càng trở nên thông dụng và có thể tìm thấy trong các thực phẩm chức năng giúp tăng cường khả năng trí não cũng như trong một số loại thực phẩm hàng ngày.


1. Chất tăng cường quá trình ghi nhận và lưu trữ thông tin


Bốn chất dinh dưỡng chính cho quá trình trao đổi gốc methyl diễn ra,  giúp việc ghi nhận và lưu trữ thông tin trong trí nhớ gồm B6, B9, B12 và betaine. Đây cũng là những chất quan trọng giúp trí nhớ luôn duy trì ở khả năng hoạt động tốt. Bổ sung những chất này là cách tốt nhất giúp chống suy giảm trí nhớ, đồng thời hạn chế hàm lượng homocysteine ở mức thấp, giúp không gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào não. Các chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại đậu, hạt, và rau xanh hoặc có thể bổ sung qua nguồn thực phẩm chức năng.


2. Phosphatidylcholine – chất kỳ diệu cho trí nhớ


Chất quan trọng nữa cho trí não là acetylcholine, chất dẫn truyền thần kinh có được nhờ quá trình tổng hợp phosphatidylcholine. Thiếu chất này là nguyên nhân phổ biến của bệnh suy giảm trí nhớ, đặc biệt trong trường hợp khi mức homocysteine tăng cao. Chế độ dinh dưỡng giàu nguồn phosphatidylcholine có trong lòng đỏ trứng, đậu nành, hạt hướng dương, cá, và đặc biệt là cá mòi. Ngoài ra, vitamin B5 có vai trò cần thiết cho sự tổng hợp acetylcholine của cơ thể. Vitamin B1, B12 và vitamin C cũng góp phần cho quá trình này. Bổ sung hàng ngày 25mg phosphatidylcholine tương đương với 3.75g acetylcholine đều tốt cho người trẻ cũng như người lớn tuổi. Nếu dùng kết hợp với các chất khác như pyroglutamate có thể giảm hàm lượng dùng mà vẫn đạt hiệu quả tốt giúp tăng cường trí nhớ.


3. DMAE – chất kích thích trí não tự nhiên


DMAE, có nhiều trong cá mòi, là chất tiền choline có thể nuôi dưỡng tế bào não, tăng cường sự sản sinh acetylcholine. DMAE giúp làm giảm sự lo lắng, làm giảm áp lực cho trí não, cải thiện khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ và có vai trò như một chất kích thích nhẹ cho trí não. Liều lý tưởng giúp tăng cường trí nhớ từ 100-500mg, bổ sung vào buổi sáng hoặc buổi trưa.


4. Phosphatidyl – chất tăng khả năng tiếp nhận thông tin


Chất dẫn truyền thần kinh có khả năng gửi thông tin đi còn phụ thuộc vào nơi tiếp nhận thông tin có vận hành tốt không, hay còn gọi là điểm tiếp nhận. Những điểm tiếp nhận này được hình thành từ phospholipid, chất béo tốt và đạm. Phospholipid chủ yếu là huyết thanh phosphatidyl, còn gọi là PS. Đặc tính của PS là giúp tăng cường trí nhớ nhờ vào vai trò kết nối thông tin giữa các tế bào não. Bổ sung PS sẽ có lợi cho những ai gặp khó khăn trong việc ghi nhớ khi học tập hoặc bị suy giảm trí nhớ do tuổi tác. Liều dùng là 300mg hằng ngày.


5. Pyroglutamate – chất chính giúp kết nối thông tin trong não


Một chất hóa học quan trọng cho não bộ giúp tăng cường trí nhớ và chức năng của trí não là axit amin pyroglutamate. Chất này giúp cải thiện trí nhớ và sự minh mẫn nhờ tăng khả năng sản sinh acetylcholine, tăng số lượng các điểm tiếp nhận acetylcholine và cải thiện chức năng kết nối thông tin giữa bán cầu não trái và bán cầu não phải. Pyroglutamate có nhiều trong thực phẩm như cá, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau củ. Thực phẩm chức năng bổ sung thông dụng có tên là arginine pyroglutamate, với liều dùng 400-1000mg mỗi ngày giúp tăng cường hoạt động của trí não.


6. Glutamine – nguồn năng lượng tuyệt vời cho trí não


Glutamate là axit amin có dồi dào nhất trong dịch não tủy bao quanh não. Glutamate có thể cung cấp năng lượng trực tiếp cho não hoặc tăng cường khả năng trí não hoặc khả năng cảm xúc. Glutamate là chất dinh dưỡng quan trọng cho não và nên bổ sung chất này hằng ngày từ 5-10g. Nguồn thực phẩm giàu glutamate có trong nước xương hầm, sữa, thịt bò, spirulina, broccoli, asparagus.


7. Bạch quả - sự thông thái của người xưa


Bạch quả là thảo mộc tự nhiên từ loại cây được cho là có giống cổ xưa nhất, và được sử dụng ở phương Đông hàng ngàn năm nay giúp tăng cường trí nhớ. Nghiên cứu cho thấy nó có khả năng cải thiện mất trí nhớ ngắn hạn hoặc mất trí nhớ do tuổi tác, suy nghĩ chậm, trầm uất, tuần hoàn kém cũng như cải thiện lưu thông máu đến não. Bạn nên bổ sung 150-450mg bạch quả dạng thực phẩm chức năng mỗi ngày trong thời gian tối thiểu ba tháng để có kết quả rõ rệt.


8. Vinpocetine – bí mật của loài cây periwinkle


Vinpocetine là hoạt chất chiết xuất từ cây periwinkle giúp cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho não. Nó được khuyên dùng cho những trường hợp suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, tốc độ tiếp thu thông tin giảm, sự phối hợp cơ thần kinh hoặc khả năng nghe nhìn kém. Bạn cần khoảng 10-40mg chất này mỗi ngày để có kết quả rõ rệt.


9. Nhân sâm – chất bổ cho trí não


Nhân sâm là một trong những loại thảo mộc được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi giúp tăng cường năng lực cho cơ thể. Vì vậy, không có gì nghi ngờ rằng nhân sâm cũng rất tốt cho trí não. Thành phần hoạt chất saponin trong nhân sâm có nhiều loại khác nhau và mỗi loại có hiệu quả tác dụng riêng biệt. Năm 1988, nhà xuất bản Đức E. Ploss công bố tóm tắt kết quả nghiên cứu lâm sàng việc sử dụng nhân sâm, và sau đó cũng được nghiên cứu tiếp bởi hai giáo sư Ulrich Sonnenborn và Yvonne Proppert vào năm 1990. Những bài viết này ghi chép lại 37 nghiên cứu được thực hiện từ năm 1968 đến năm 1990 trên 2,562 người tham gia, với khoảng thời gian dùng nhân sâm từ 2-3 tháng. Trong đó kết quả của 11 nghiên cứu cho thấy những người dùng nhân sâm có thể cải thiện trí thông minh mà gần như không có tác dụng phụ nào.


Ngoài ra, những thử nghiệm với nhân sâm bằng các phương pháp “làm mù đôi”, là hình thức thử nghiệm bệnh nhân không biết họ đang điều trị tích cực hay dùng giả dược và thử nghiệm được kiểm soát, là hình thức thử nghiệm sử dụng nhóm đối chứng để so sánh tham chiếu; hoặc thử nghiệm dùng nhân sâm kết hợp bạch quả bằng hình thức thử nghiệm giả dược đều cho thấy những lợi ích rõ rệt của nhân sâm giúp tăng cường năng lượng và trí nhớ cho cả người trẻ và người có tuổi. Bổ sung 2g nhân sâm mỗi ngày sẽ giúp duy trì năng lực cơ thể hoạt động ở trạng thái khỏe mạnh và luôn minh mẫn.


10. Nghệ - gia vị cho trí nhớ


Nghệ, loại gia vị màu vàng tươi có hầu hết trong các loại bột cary, còn có những tác dụng tuyệt vời hơn chứ không chỉ làm tăng thêm hương vị cho món ăn. Nghệ giúp làm giảm đau khớp, tăng cường hệ miễn dịch và được chứng minh có hiệu quả đối với trường hợp giảm trí nhớ do tuổi tác. Loại gia vị này có hoạt chất curcumin, có khả năng kháng viêm và là chất chống oxy hóa mạnh. Nghiên cứu cho thấy curcumin có thể phá hủy những mảng bám hình thành trong não ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Thí nghiệm cho thấy curcumin có thể giảm sự tích tụ beta-amyloid, là chất đạm tạo nên mảng bám trong não chuột khi bổ sung curcumin trong thức ăn của chúng.


11. Đừng quên các loại vitamin B và kẽm


Vitamin B3 tốt cho việc tăng cường trí nhớ. Vitamin B5 tốt cho não sản sinh acetylcholine. Vitamin B12 rất quan trọng cho sức khỏe của các tế bào não. Các vitamin B cùng phối hợp tác dụng giúp não tạo ra và sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh.


Ngoài ra, kẽm là một chất dinh dưỡng khác rất tốt cho trí nhớ. Thiếu kẽm được cho là làm mất khả năng nhớ lại các giấc mơ. Trẻ em gặp khó khăn trong việc học tập thường bị thiếu kẽm. Thiếu kẽm có liên quan đến chứng bệnh mất trí nhớ trầm trọng. Các loại hạt, các loại đậu và hạt lentil rất giàu kẽm. Kẽm cũng có rất nhiều trong thịt, cá và đặc biệt là hàu. Hãy ăn các loại thực phẩm này hoặc bổ sung 10mg kẽm mỗi ngày là cách tốt nhất để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết này cơ thể và trí não.


Nguồn: Biên dịch từ nguồn http://www.alonacanada.com

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận