Liên hệ với chúng tôi: 0862107931
Miễn phí giao hàng với hoá đơn từ 1.500.000đ
Miễn phí giao hàng với hoá đơn từ 1.500.000đ
02 Tháng 12/18

Nhân sâm và vai trò trong việc giảm stress

Khi nói đến stress, chúng ta thường nghĩ đến những sự việc như tranh cãi, mâu thuẫn, áp lực hay lo lắng gây ra stress. Tuy nhiên, góc nhìn này còn hạn hẹp. Trên quan điểm khoa học hiện đại, stress là những gì tạo ra sự mất cân bằng cho cơ thể, xảy ra bên trong cơ thể chứ không phải bên ngoài. Có thể nói rằng, stress mô tả những phản ứng do mất cân bằng xảy ra bên trong cơ thể.


              


Cho đến nay, nghiên cứu mang lại kết quả khác biệt quan trọng và mang tính tiên phong của bác sĩ y khoa người Canada, Hans Selye từ năm 1930 đã được thừa nhận. Ông phát hiện ra cơ thể chúng ta phản ứng theo một cách cơ bản giống nhau dù chịu nhiều loại tác động gây ra stress khác nhau. Khám phá của ông bắt nguồn từ khi ông chú ý thấy các loại bệnh tật khác nhau chúng ta mắc phải đều có cùng những triệu chứng chung như mất cảm giác ngon miệng, cơ thể suy yếu, trầm cảm …


Qua nhiều thập niên, ông đã làm những thí nghiệm khác nhau trên động vật để hiểu rõ hơn nhưng phản ứng ra sao của cơ thể dưới những tác động khác nhau của môi trường bên ngoài. Ông thực hiện những thí nghiệm trên chuột như tiêm hoocmon, cho chuột vào môi trường nhiệt độ cực lạnh hay cực nóng, chịu đựng tiếng ồn, và nhiều những tác nhân khác gây ảnh hưởng đến cơ thể  rồi quan sát tác động của những nhân tố này trên động vật. Ông có cùng kết luận rằng động vật được nghiên cứu cũng có những phản ứng giống nhau mặc dù chịu những tác động gây ra stress khác nhau. Điều này đã dẫn đến kết luận mà ông công bố trong thuyết mới của ông về stress rằng: “ stress là phản ứng mang tính không cụ thể của cơ thể khi chịu những tác động vượt quá sự chịu đựng của nó”. Mỗi một nhân tố tạo ra stress cho cơ thể có thể tiềm ẩn hậu quả hay bệnh tật nào đó nhưng nguyên tắc cơ bản là vẫn luôn tạo ra phản ứng stress có các biểu hiện giống nhau.


Những kết quả nghiên cứu cuối cùng đã đưa ông đến kết luận mang tính cách mạng làm thay đổi khái niệm về stress. Những kết luận của ông đề cập đến những nguyên lý cơ bản như sau: stress không thể tránh khỏi; cơ thể chúng ta liên tục điều chỉnh và thích nghi với stress để thiết lập sự cân bằng; mỗi người có khả  năng thích ứng khác nhau với stress, có người thích ứng tốt hơn, một số khác thì không.


Ngoài khám phá về khả năng cơ thể làm việc không ngừng để thích ứng với stress, kết quả quan trọng hơn không kém là stress có liên quan trực tiếp đến bệnh tật. Theo thuyết thích nghi cơ bản của Selye, cơ thể chúng ta trải qua ba giai đoạn khác nhau khi mắc phải stress dù cho tác nhân gây ra stress đến từ bên trong cơ thể hay từ môi trường bên ngoài. Ba giai đoạn này được kiểm soát theo một quy trình khá phức tạp của não bộ và nhiều hệ chức năng trong cơ thể, đặc biệt là hệ hoocmon,  gồm những tuyến sản sinh ra hoocmon cho cơ thể. Có thể mô tả như sau:


Giai đoạn 1: Cảnh báo


Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn “phòng vệ hay tẩu thoát”, khi não nhận được cảnh báo nguy hiểm hoặc stress gây nguy hiểm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của cơ thể, não lập tức phản ứng giúp cơ thể có khả năng chống lại hoặc tránh đi để bảo vệ sự an toàn cho cơ thể.


Khi stress xảy ra, tuyến thượng thận, tuyến nhỏ hình tròn nằm phía trên hai quả thận, tiết ra adrenaline vào máu từ những phản ứng kích thích ở tuyến đồi nằm ở phần đáy não. Adreanaline giúp cơ thể phản ứng “phòng vệ hay tẩu thoát” khi cơ thể gặp stress. Adrenaline làm tăng nhịp tim và huyết áp, bơm máu đến toàn bộ cơ thể và cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ bắp và não bộ làm tăng năng lực cơ thể phản kháng với stress.


Giai đoạn 2: Kháng cự


Giai đoạn 1 cảnh báo giúp cơ thể trong vòng vài phút phản ứng “phòng vệ hay tẩu thoát” thì giai đoạn 2 kháng cự tiếp tục với những phản ứng sinh hóa mạnh mẽ hơn  giúp cơ thể đối mặt với thách thức trong một khoảng thời gian cần thiết. Lần này, tuyến thượng thận tiết ra nhóm các hoocmon  gốc steroid giúp cơ thể kiểm soát giai đoạn này. Những hoocmon này giúp cơ thể  duy trì các hoạt động của cơ thể một cách mạnh mẽ hơn và hỗ trợ tuyến thượng thận kìm hãm tiết ra adrenaline nhiều hơn. Điều này giúp cơ thể tự phục hồi khi giai đoạn căng thẳng qua đi.


Các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc cơ thể tiết ra adrenaline và hoocmon steroid trong hai giai đoạn đầu của phản ứng stress đểu có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Adrenaline làm tăng hàm lượng axit béo trong cơ thể gây ra bệnh xơ vữa động mạch vành hay các bệnh lý về gan. Cả adrenaline và hoocmon steroid cũng ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch cơ thể bằng cách ngăn chặn việc sản sinh các tế bào B và các tế bào tiêu diệt tự nhiên, có tác dụng giúp cơ thể có khả năng tự tiêu diệt các tế bào bất thường trong cơ thể. Các nghiên cứu chứng minh rằng hàm lượng các tế bào này giảm rõ rệt ở những người có hàm lượng hoocmon steroid trong máu. Điều này cũng lý giải tại sao người ta thường bị ốm sau một khoảng thời gian bị stress.


Giai đoạn 3: Kiệt sức


Khi cơ thể trải qua giai đoạn stress kéo dài và chịu mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, nó có thể chuyển qua giai đoạn ba. Lúc này tuyến thượng thận ngưng sản xuất hoocmon, dẫn đến làm giảm hàm lượng đường trong máu, làm cơ thể mất đi năng lượng duy trì hoạt động. Các tế bào trong cơ thể bắt đầu tiêu hao và cạn kiệt dần nguồn cung cấp potassium nên bắt đầu chết đi. Dần dần, cơ thể kiệt sức, các cơ quan trong nội tạng yếu dần và hệ miễn dịch mất khả năng kháng cự lại bệnh tật. Đặc biệt ở giai đoạn này, cơ thể dễ bị mắc phải các bệnh tật và hệ miễn dịch cũng trở nên suy giảm. Các nghiên cứu của bác sĩ Selye và đồng sự cho thấy có các bệnh thường gặp sau giai đoạn stress nặng như đau thắt ngực, hen suyễn, các bệnh về miễn dịch, ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cảm mạo, tiểu đường, trầm cảm, đau đầu, huyết áp, rối loạn đường ruột, rối loạn kinh nguyệt, các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh, viêm khớp, viêm loét đại tràng.


NHÂN SÂM – MỐI LIÊN HỆ GIẢM STRESS


Nhân sâm có liên quan gì đến các nghiên cứu của Selye về bản chất của stress và quá trình thích nghi để bảo vệ cơ thể một cách tinh tế như vậy?


Y học hiện đại cho rằng nhân sâm là một adaptogen giúp cơ thể có khả năng tự cân bằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những hoạt chất trong nhân sâm giúp cơ thể tự điều chỉnh để đáp ứng với bất cứ áp lực nào, có thể làm tăng hoặc giảm huyết áp hay lượng đường trong máu hoặc tăng tốc hay chậm lại sự chuyển hóa và sản sinh hoocmon của cơ thể. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân sâm giúp cơ thể phản ứng một cách tích cực để đương đầu với stress mà không làm cơ thể bị kiệt sức.


Có hàng trăm thí nghiệm cho thấy nhân sâm có khả năng giúp cơ thể phục hồi khả năng vận động khi chịu những áp lực về thể chất và tinh thần ngoài ý muốn. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:


Trong môi trường nhiệt  độ khắc nghiệt


Người ta cho 1.000 công nhân đang làm việc ở trạm vùng Bắc cực, nơi có thời tiết khắc nghiệt hàng ngày dưới 00C dùng nhân sâm liên tục trong 5 tháng. Sau đó họ thống kê số liệu cho thấy giảm được 40% số ngày công nhân bỏ việc và giảm 50% số công nhân nghỉ việc do bệnh so với năm trước đó.


Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và đòi hỏi lao động thể lực cao


Trong nghiên cứu này, 1.200 công nhân trong nhà máy sản xuất ô tô ở liên bang Nga cũ được cho uống sâm liên tục trong 2 năm vào mùa xuân và mùa thu. Kết thúc nghiên cứu, thống kê cho thấy giảm được 20% tỷ lệ công nhân nghỉ việc do bệnh so với nhóm không dùng nhân sâm. Cũng trong nghiên cứu này, họ phát hiện ra số người có huyết áp cao trong nhóm dùng sâm có huyết áp giảm thấp hơn 3-5 lần so với những người cũng bị huyết áp cao nhưng không dùng sâm.


Trong môi trường làm việc trí óc tập trung cường độ cao


Trong nghiên cứu này, những nhân viên điện báo người Nga được yêu cầu thực hiện hai bài kiểm tra nhanh để giải mã một bức điện tín đặc biệt. Những người được cho uống viên sâm giả định có tăng tốc làm nhanh hơn ở bài kiểm tra thứ hai nhưng mắc lỗi tăng 20% so với bài test thứ nhất. Ngược lại, những người uống viên nhân sâm thật chỉ mắc 10% lỗi so với bài kiểm tra thứ nhất. Trong một thí nghiệm khác tương tự, 33 thanh niên trẻ người Thụy Sĩ được cho uống sâm chỉ mắc ½ lỗi trong bài kiểm tra thứ hai so với nhóm thanh niên không dùng nhân sâm.


Trong môi trường đòi hỏi sức bền


Trong một nghiên cứu ở Luân Đôn thực hiện bởi nhà nghiên cứu về nhân sâm người Anh có uy tín Steven Fulder, những y tá làm việc trong ca tối được cho uống nhân sâm, không ai biết rõ mình uống viên nhân sâm thật hay giả dược. Kết quả những người uống viên nhân sâm thật tỉnh táo hơn và làm việc linh hoạt, phối hợp tốt hơn so với những ý tá uống viên giả dược không có nhân sâm.


Những nghiên cứu thực hiện ở người cho thấy đều có sự đồng tình sử dụng nhân sâm có tác dụng tích cực, giúp tăng cường khả năng thể chất và trí tuệ, tăng sức bền bỉ, ít mệt mỏi hơn và khả năng chống lại bệnh tật. Nhiều người tham gia thí nghiệm cũng cho biết họ cảm thấy cơ thể nói chung khỏe mạnh và dễ chịu khi dùng sâm. Những đánh giá trên rõ ràng là khách quan và cũng thể hiện trạng thái tâm lý tích cực ở những người có dùng nhân sâm.


Thêm vào đó, có hàng ngàn những nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy lợi ích của nhân sâm đối với năng lực hoạt động và khả năng sinh sản. Điều này cho thấy tính khách quan của nghiên cứu khi dùng phương pháp uống viên nhân sâm giả định và viên nhân sâm thật vì động vật không phân biệt được giữa viên nhân sâm thật và viên nhân sâm giả định.                      

NHÂN SÂM CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?


Saponin và các khoáng chất trong nhân sâm tương tác với các phản ứng hóa học trong cơ thể. Những dưỡng chất này điều hòa phản ứng stress giúp cơ thể khỏe hơn, bền bỉ hơn và có khả năng thích nghi với bất kỳ áp lực nào. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những tác động này của nhân sâm là do nhân sâm có tác động trực tiếp lên hệ hoocmon của cơ thể. Minh chứng rõ ràng nhất là nhân sâm làm thay đổi chức năng của tuyến thượng thận, là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể đối với những tác nhân gây ra stress. Tác động của nhân sâm lên tuyến thượng thận đã được chứng minh bằng các nghiên cứu trên động vật trong phòng thí nghiệm. Một thí nghiệm trên một nhóm các con vật được tiêm hoạt chất chiết suất nhân sâm và một nhóm khác thì không. Cả hai nhóm đều cho chịu tác động gây ra stress. Quan sát cho thấy nhóm động vật có dùng nhân sâm có tuyến thượng thận ít bị phình to so với nhóm động vật không dùng sâm. Điều này cho thấy nhờ nhân sâm tuyến thượng thận chịu ít áp lực tác động hơn nên ít bị phình to ra. Để kiểm chứng lại thí nghiệm trên, một thí nghiệm khác được áp dụng tương tự nhưng lần này tuyến thượng thận đã bị cắt bỏ. Kết quả cho thấy nhóm động vật bị cắt bỏ tuyến thượng thận phản kháng với stress kém đáng kể ngay khi được cho dùng nhân sâm. Điều này cho thấy nhân sâm tác động lên tuyến thượng thận. Tương tự, một thí nghiệm khác cho thấy nhân sâm cũng giúp tuyến thượng thận không bị teo lại khi bị chịu ảnh hưởng nặng của stress.


Dẫn chứng sinh học cụ thể giải thích lý do tại sao nhân sâm có thể bảo vệ và hỗ trợ tuyến thượng thận vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Một nghiên cứu cho biết nhân sâm khởi đầu làm tăng tốc độ sản sinh hoocmon trong tuyến thượng thận và sau đó hỗ trợ làm tuyến thượng thận cân bằng về trạng thái bình thường. Điều này cho thấy nhân sâm hỗ trợ tuyến thượng thận phản ứng với stress nhanh hơn ở giai đoạn 1 và phục hồi nhanh chóng ở giai đoạn 2.


Steven Fulder cho rằng “ Đối với stress, nhân sâm giúp tuyến thượng thận phản ứng nhanh và tiết ra hoocmon nhanh hơn, nhiều hơn. Nhưng khi stress chấm dứt, tuyến thượng thận ngưng hoạt động nhanh hơn. Nếu stress kéo dài và mức độ nặng, tuyến thượng thận bảo tồn năng lực và không sản xuất ra nhiều hoocmon nữa.


Nguồn: Biên dịch từ nguồn http://www.alonacanada.com

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận