Liên hệ với chúng tôi: 0862107931
Miễn phí giao hàng với hoá đơn từ 1.500.000đ
Miễn phí giao hàng với hoá đơn từ 1.500.000đ
02 Tháng 01/19

Nhân sâm giúp trẻ hóa và tăng tuổi thọ

Nhân sâm giảm những tác động có hại của stress đối với cơ thể, tăng cường tuần hoàn và chuyển hóa, bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh tật. Vậy nên, không có gì đáng ngạc nhiên khi nói nhân sâm có thể tăng tuổi thọ cho con người. Điều này cũng rất hợp lý, khi chúng ta không bị ảnh hưởng của stress, sức khỏe chúng ta tốt hơn, chúng ta ít bệnh tật hơn thì ắt hẳn chúng ta sẽ sống khỏe mạnh hơn và sống thọ hơn.



Tuy nhiên, vì sự lão hóa và những yếu tố quyết định tuổi thọ của con người rất phức tạp, nên cũng đáng để hiểu rõ hơn nhân sâm tác động đến tuổi thọ chúng ta như thế nào. Hãy cùng các nhà khoa học tìm hiểu lý do tại sao chúng ta lão hóa và điều đó diễn ra như thế nào, cũng như nhân sâm có vai trò ở đây ra sao.


Trong nhiều thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình của con người đã tăng đáng kể, gần gấp 3 lần kể từ năm 1700. Tuổi thọ trung bình của con người chỉ có 25 tuổi ở năm 1796, 48 tuổi đến năm 1896, và đến năm 1996 đã tăng gần 80 tuổi ở những nước phát triển. Đối với nhiều người ở tuổi 64, họ vẫn còn sung sức với sức khỏe dồi dào và vui hưởng khoảng thời gian về hưu với nhiều điều thú vị. Dựa vào nghiên cứu, các nhà khoa học ước tính tuổi thọ con người có thể kéo dài đến 120 tuổi hoặc thậm chí 150 tuổi. Tin tốt lành là khoa học không chỉ giúp con người sống lâu hơn mà các nhà khoa học đang tìm cách giải mã chìa khóa giúp con người sống khỏe mạnh và trẻ lâu hơn. Chẳng có ý nghĩa gì khi bạn sống thêm 30 đến 50 năm nữa với một cơ thể ốm  yếu, suy nhược và không thể sinh hoạt bình thường trong đời sống hằng ngày. Chúng ta đều muốn sống khoảng thời gian về hưu  đầy năng động với sinh lực như những năm tháng tuổi trẻ, không bệnh tật để có thể vui hưởng niềm hạnh phúc ở tuổi về hưu. Bắt nguồn trên những quan điểm khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra một số giả thuyết hợp lý liên quan đến sự lão hóa của con người. Quan trọng hơn, mỗi một giả thuyết giúp các nhà nghiên cứu lần ra ít nhất một khám phá có ích, phần nào giải mã quá trình lão hóa theo tự nhiên hay do bệnh tật.


Những giả thuyết này được xếp vào hai phạm trù: thứ nhất là lão hóa được mặc định trong mã di truyền ADN. Giả thuyết này cho rằng cơ thể con người vốn có đồng hồ sinh học đánh dấu những mốc thời gian đã qua và biết được giai đoạn lão hóa đến khi nào. Điều này thấy rõ trước tiên khi chiếc đồng hồ sinh học cho biết quy trình chúng ta phát triển sinh lý hoàn thiện ra sao từ giai đoạn trẻ em đến giai đoạn trưởng thành. Và tiếp đến là giai đoạn trưởng thành rồi đến giai đoạn lão hóa.


Ngược lại, nhóm giả quyết khác thứ hai cho rằng những biểu hiện lão hóa của cơ thể xãy ra là ngẫu nhiên. Giả thuyết này cho rằng khi tạo hóa mặc định rằng chúng ta sẽ chết sau khi được sinh ra, nhưng cũng cho chúng ta cơ hội để biết điều đó sẽ đến khi nào và như thế nào. Kết quả là, cơ thể chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều tác động khác nhau, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển hóa năng lượng, và duy trì sự sống trong cơ thể, dẫn đến bệnh tật và suy kém.


Hãy phân tích sâu hơn từng giả thuyết và tìm hiểu xem nhân sâm có tác động tích cực ra sao đối với sự lão hóa:

THUYẾT DO “HAO MÒN”


Giả thuyết này nêu ra rằng cơ thể con người bị tiêu hao theo thời gian theo một cách tự nhiên hoặc khi bị lạm dụng quá mức. Các cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan, dạ dày, thận, và da đều dễ bị tổn thương do stress. Những độc tố từ chế độ ăn uống và môi trường sống của chúng ta cũng làm cơ thể hao mòn dần theo năm tháng. Việc tiêu thụ chất béo, đường, caffeine, và rượu góp phần tăng gánh nặng lên cơ quan nội tạng, thậm chí những hoạt động trong cuộc sống hằng ngày dưới tác động của tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời cũng không tránh khỏi làm hao mòn cơ thể chúng ta. Nói tóm lại, chính quy trình sống cũng đã tạo ra sự lão hóa và chúng ta không thể làm gì hơn để ngăn chặn điều đó xãy đến. Theo thuyết này, nguyên nhân của lão hóa không chỉ là do “hao mòn” mà khi chúng ta già đi, cơ thể không đáp ứng kịp để chữa lành những tổn thương gây ra. Khi chúng ta còn trẻ, cơ thể có khả năng đáp ứng đủ những chất cần thiết để loại trừ những độc tố trong cơ thể, và cơ thể hoạt động hiệu quả để phục hồi những tế bào bị tổn thương và hao mòn. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, cơ thể mất khả năng tự phục hồi và chữa lành kịp thời, kết quả là các tế bào bị tiêu hao đi trước khi cơ thể có thể sinh ra tế bào mới thay thế. Chính vì vậy, khi già đi chúng ta sẽ dễ bị bệnh tật tấn công hơn.


Nhân sâm làm giảm sự hao mòn của cơ thể là nhờ nhân sâm có thể giảm được những tác động hóa học gây ra do stress, làm tăng khả năng hấp thụ oxy trong mô cơ, giúp cơ thể tăng khả năng chịu đựng và tăng sức bềnh, và hỗ trợ hệ miễn dịch cơ thể chống lại bệnh tật. Nhân sâm có tác động có lợi trên nội bào, tăng cường khả năng sinh năng lượng của tế  bào. Điều này giúp cơ thể ít bị hao mòn hơn và nhờ vậy cũng làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả hơn. Bằng chứng rõ nhất là hàng triệu người Trung Hoa và một số nơi khác trên thế giới đã dùng nhân sâm suốt cả đời của họ mà kết quả cho thấy họ trẻ hơn, khỏe mạnh hơn so với những người cùng lứa tuổi không dùng nhân sâm. Mặc dù còn có nhiều những tác động khác ảnh hưởng đến sự trẻ trung bề ngoài cũng như cảm giác trẻ trung, kể cả tuổi thọ của mỗi người. Tuy nhiên, những người dùng nhân sâm một thời gian dài đều cam đoan rằng họ cảm thấy trẻ trung và khỏe mạnh hơn khi họ không dùng nhân sâm.


THUYẾT DO GỐC TỰ DO


Gốc tự do ảnh hưởng đến sự cân bằng trong cơ thể. Các gốc tự do tấn công màng tế bào và trong quá trình đó đồng thời tạo ra chất thải gây ảnh hưởng xấu hoặc phá hủy quá trình tổng hợp ADN và ARN của tế bào. Gốc tự do cũng gây cản trở sự tổng hợp đạm làm giảm nguồn năng lượng tạo ra cho cơ thể và cản trở cơ thể phát triển cơ bắp. Các gốc tự do cũng phá hủy men cần thiết cho quá trình chuyển hóa của cơ thể. Vì vậy, gốc tự do không chỉ gia tăng sự lão hóa mà còn là tác nhân gây ra bệnh tim mạch, ung thư, da liễu và các bệnh miễn dịch khác.


Nhân sâm rất phù hợp giúp ngăn chặn gốc tự do. Nghiên cứu cho thấy nhân sâm cải thiện đáng kể sự chuyển hóa và sử dụng oxy trong cơ thể. Nhờ vào khả năng kích thích sự chuyển hóa của cơ thể, nhân sâm giảm thiểu sự hình thành gốc tự do. Nhân sâm cũng cải thiện chức năng gan giúp loại trừ chất béo và cholesterol có hại, vốn là tác nhân chủ yếu sinh ra gốc tự do. Ngoài ra, mức đường trong máu cao cũng làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa các men chuyển hóa đạm, và ngay cả ADN trong mã di truyền. Điều này cũng tác động đến việc hình thành các gốc tự do. Một lợi ích khác mà nhân sâm có khả năng mang lại là giúp cân bằng lượng đường trong máu, nên có thể ngăn chặn sự lão hóa do các gốc tự do tạo ra khi đường tăng.


THUYẾT HỆ MIỄN DỊCH


Thuyết này cho rằng theo thời gian hệ miễn dịch suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài xâm nhập, và cuối cùng gây ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tế bào. Thuyết này nêu lên hai luận điểm chính: thứ nhất, kháng thể cơ thể giảm dần theo tuổi tác; thứ hai, nhiều bệnh miễn dịch xãy ra theo tuổi tác do cơ thể mất khả năng phân biệt tế bào tế bào thực thể và tế bào lạ xâm nhập. Những yếu tố khác trong cơ thể như sự suy giảm hệ hoocmon và hệ thần kinh cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.


Nhân sâm có tác dụng trên thuyết hệ miễn dịch rất rõ rệt. Tác dụng của nhân sâm với hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch bằng nhiều cách. Thứ nhất, nhân sâm tăng cường khả năng của tuyến thượng thận và giúp cơ thể cân bằng phản ứng stress bằng cách giảm hoocmon corticosteroids trong máu, nhờ vậy hệ miễn dịch ít bị áp lực hơn. Thêm vào đó, nhân sâm tạo tác động có lợi lên hệ hoocmon, giúp kích thích các dẫn truyền thần kinh, tăng cường khả năng hệ miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn đối với các tác nhân ảnh hưởng bên ngoài.


THUYẾT HỆ HOOCMON


Thuyết này cho rằng hệ hoocmon của cơ thể được điều khiển bởi tuyến đồi sau não, chịu trách nhiệm quyết định sự lão hóa cơ thể. Tuyến đồi điều hòa hệ hoocmon trong cơ thể, kiểm soát nhiều quá trình quan trọng như tăng trưởng, chuyển hóa,  sinh năng lượng, phục hồi tế bào và phát triển giới tính. Khi con người đến tuổi trưởng thành, cơ thể biết rằng thời điểm tiến hóa để duy trì nòi giống đã đến. Ngoài ra, không còn có lý do để duy trì mức hoocmon ở mức cao nữa, vì vậy tuyến đồi bắt đầu giảm dần tiết hoocmon và toàn bộ hệ hoocmon dần dần giảm hoạt động. Kết quả là một chuỗi các phản ứng xãy ra sau đó: sự chuyển hóa chậm xuống, khả năng tạo năng lượng giảm, và hệ miễn dịch trở nên suy giảm. Một nghiên cứu gần đây đã tìm ra hoocmon dehydroepiandrosterone (DHEA), được tiết ra do tuyến thượng thận có khả năng kiểm soát sự sản sinh các hoocmon khác như corticosteroid, testosterone, estrogen và progesterone. Nghiên cứu này cho biết, hoocmon DHEA rất dồi dào ở giai đoạn sơ sinh và duy trì ở mức cao khi cho đến năm chúng ta 25 tuổi, sau đó bắt đầu giảm mạnh. Khi đến tuổi 65, cơ thể chỉ có thể sản sinh được 10-20% lượng hoocmon này so với khi dưới 25 tuổi. Điều này dẫn đến kết luận của các nhà khoa học rằng hoocmon DHEA có liên quan đến sự lão hóa. Vì tuyến đồi sau não kiểm soát hoạt động của tuyến thượng thận, các nhà nghiên cứu cho rằng toàn bộ quy trình này cũng được chi phối bởi đồng hồ sinh học của tuyến đồi.


Nhân sâm không thể giúp con người trường sinh bất lão nhưng ít nhất nó có thể tăng cường hoạt động của hệ hoocmon giúp làm chậm lại quá trình lão hóa và khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy hoocmon DHEA là nhân tố chính có ảnh hưởng đến các bệnh tim mạch, Alzheimer, tiểu đường, và nhiều loại bệnh ung thư. Nhân sâm tác động lên hệ hoocmon nên chắc chắn sẽ có những tác động tích cực làm hạn chế các bệnh lý này.


THUYẾT MÃ DI TRUYỀN


Giả thuyết này cho rằng mã di truyền đã mặc định khi nào chúng ta già và chúng ta sẽ sống bao lâu. Tuy nhiên, bối cảnh này có vẻ không hợp lý khi so sánh các bằng chứng của sự tiến hóa. Vì vậy, nếu mã di truyền đóng vai trò trong việc quyết định tuổi thọ, có vẻ như sẽ có ít cơ hội cho sự dự đoán. Nếu đúng là như vậy, nhân sâm thật sự có thể cho chúng ta hy vọng kéo dài tuổi thọ nhờ vào khả năng chống lại những tổn thương tự nhiên không tránh khỏi xãy ra trong mã di truyền của chúng ta qua thời gian. Nhân sâm giúp cơ thể hấp thụ oxy và đường hiệu quả hơn, nhờ đó giảm thiểu lượng độc tố, chất thải và các gốc tự do trong máu. Vì vậy, có thể hiểu được tại sao nhân sâm có vai trò làm cho chiếc đồng hồ sinh học trong cơ thể chúng ta hoạt động chậm lại, cho mã di truyền biết cơ thể chúng ta đang già đi.


Tóm lại, mỗi con người chúng ta là khác biệt duy nhất nên không thể có một cách chung cho tất cả mọi người trong nỗ lực chống lại sự lão hóa. Mỗi thuyết nêu trên đây có thể đúng ở một mức độ nào đó. Trên thực tế, các yếu tố như đặc điểm sinh học mỗi cơ thể, lối sống, môi trường sống kết hợp lại, mới ảnh hưởng đến tuổi thọ con người. Tuy nhiên, tạo hóa cũng ban cho chúng ta nhiều cách khác nhau để bảo vệ và duy trì sự sống. Mã di truyền lập trình con người chúng ta sinh ra trong phôi thai và tự chữa lành những tổn thương xãy ra tự nhiên trong các tế bào sống khi chúng ta bị ốm hay bị thương. Hệ hoocmon quyết định mức độ sinh trưởng và sự chuyển hóa của cơ thể cũng như bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi những áp lực và căng thẳng. Hệ miễn dịch giúp chúng ta tồn tại bằng cách tiêu diệt những tác nhân lạ xâm lấn cơ thể và loại trừ những độc tố tạo ra trong tế bào của chúng ta. Hệ thần kinh trung ương, thông qua những dẫn truyền thần kinh, chi phối các cơ quan trong cơ thể liên kết hoạt động với nhau như hệ tuần hoàn, các tuyến hoocmon, hệ cơ, và não bộ. Các hệ cơ quan này thông qua chất dẫn truyền thần kinh gây tác động lên hệ miễn dịch và hệ miễn dịch có thể kích hoạt hệ hoocmon hoạt động mạnh hơn và cứ tiếp tục chu kỳ như vậy. Cho nên khi tác động lên một hệ cơ quan trong cơ thể thì các hệ khác đều chịu tác động ảnh hưởng theo. Đây là lý do tại sao khi bổ sung nhân sâm vào chế độ thực dưỡng của chúng ta có thể mang lại lợi ích cho toàn bộ cơ thể, và giúp ta sống khỏe mạnh và sống lâu hơn. Hãy hình dung cơ thể chúng ta như một chiếc xe hơi, bạn càng làm cho bộ máy vận hành hiệu quả trơn tru và đồng bộ (giống như sự chuyển hóa tốt trong cơ thể con người) thì chiếc xe sẽ ít bị hao mòn gỉ sét (giống như sự oxy hóa trong cơ thể con người), và lúc đó bạn cũng sẽ không phải cần nhiều đến thợ sửa máy để sửa chữa xe hỏng (giống như hệ miễn dịch của chúng ta không bị hoạt động quá tải).


Dĩ nhiên không có một chất riêng biệt nào có thể giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ. Nhân sâm là một trong nhiều những cách thức khác kết hợp gồm chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục, lối sống tích cực và lành mạnh mới giúp chúng ta có cuộc sống thực sự khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.


Nguồn: Biên dịch từ nguồn http://www.alonacanada.com

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận